Giỏ hàng

12 lợi ích sức khỏe của DHA

Đăng bởi Vitamin VN ngày bình luận

Axit docosahexaenoic (DHA) là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu. Nó cũng liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của tim, thị lực tốt hơn và giảm phản ứng viêm. DHA được sản xuất một cách tự nhiên với số lượng nhỏ bởi cơ thể, nhưng để đạt được số lượng đầy đủ, DHA cần được thực hiện thông qua các nguồn thực phẩm như cá, thịt đỏ, sữa, hoặc trứng giàu omega-3. Nó cũng có sẵn như là chất bổ sung, chẳng hạn như dầu cá. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin về 12 lợi ích sức khỏe của DHA.

1. DHA là gì?

Acid docosahexaenoic hay còn được gọi tắt là DHA là một loại chất béo thuộc nhóm chất béo omega-3. Giống như acid eicosapentaenoic (EPA), DHA chứa rất nhiều trong dầu cá cũng như thịt của các loại cá béo, chẳng hạn như cá hồi và cá cơm.

Cơ thể chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ DHA từ các acid béo khác, vì thế để đảm bảo luôn được cung cấp hàm lượng DHA đầy đủ, bạn cần bổ sung trực tiếp chúng từ các nguồn thực phẩm giàu DHA.

Cùng với EPA, DHA có thể giúp chống viêm và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính chẳng hạn như các bệnh về tim mạchđái tháo đường.... Bản thân DHA cũng là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của não bộ cũng như mắt.

Dầu cá có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng điều đó không có nghĩa là có thể sử dụng tùy tiện.

2. Những lợi ích về sức khỏe của DHA

2.1. Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch

Chất béo omega – 3 nói chung và DHA nói riêng thường được khuyên dùng để bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng DHA phát huy tối đa vai trò của mình chỉ khi được kết hợp cùng với EPA mà ở đó các nghiên cứu này đều cho thấy DHA thực sự có hiệu quả hơn EPA trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch.

Trong một nghiên cứu ở 154 người trưởng thành mắc béo phì được bổ sung 2.700 mg DHA mỗi ngày trong vòng 10 tuần cho thấy đã có sự cải thiện đáng kể chỉ số acid béo omega – 3 nói chung trong máu. Acid béo omega – 3 trong máu đóng vai trò quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc đột quỵ ở các đối tượng nghiên cứu khoảng 5,6%. Điều tương tự cũng xảy ra khi các đối tượng được bổ sung EPA thay vì DHA, tuy nhiên mức tăng nồng độ acid béo omega – 3 chỉ ở ngưỡng 3,3%, thấp hơn nhiều so với bổ sung DHA.

DHA cũng làm giảm hàm lượng triglycerid trong máu hơn EPA (13,3% so với 11,9%) và tăng hàm lượng cholesterol có lợi (HDL cholesterol) lên 7,6% so với mức tăng nhẹ của EPA. Đáng chú ý, DHA có xu hướng làm tăng nồng độ cholesterol có hại (LDL cholesterol) nhưng chủ yếu là những hạt cholesterol lớn, mịn, không giống như các hạt cholesterol nhỏ, dày đặc – là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

2.2. Cải thiện tình trạng hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được đặc trưng bởi các hành vi bốc đồng và khó tập trung, thường xuất hiện từ khi còn bé và tiếp tục phát triển cho đến tuổi trường thành.

DHA là thành phần chính thuộc nhóm acid béo omega – 3 có trong não. DHA giúp tăng lưu lượng máu lên não qua đó tăng sự tập trung vào các nhiệm vụ cần thực hiện. Các nghiên cứu đã cho thấy trẻ em và người lớn mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý thường có nồng độ DHA trong máu thấp hơn.

Trong một đánh giá gần đây liên quan đến thử nghiệm tác dụng của việc bổ sung DHA ở những trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý cho thấy nhiều cải thiện tích cực. Những trẻ dùng 600 mg DHA mỗi ngày đã giảm đến 8% các hành vi bốc đồng theo đánh giá của các bậc cha mẹ. Một nghiên cứu khác kéo dài 16 tuần ở 40 bé trai mắc ADHD cho thấy, sử dụng 650 mg DHA và EPA kết hợp với các loại thuốc điều trị ADHD khác giúp tăng 15% mức độ tập trung của trẻ so với nhóm sử dụng giả dược.

2.3. Giảm nguy cơ sinh non

Sinh con trước 34 tuần thai được gọi là sinh non và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe của bé.

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiêu thụ khoảng 600-800 mg DHA mỗi ngày trong cả thai kỳ giúp giảm nguy cơ sinh non hơn đến 64% so với những phụ nữ không được cung cấp đủ lượng DHA. Kết quả này chỉ ra rằng cần đảm bảo đủ lượng DHA đặc biệt là trong quá trình mang thai thông qua chế độ ăn hoặc bổ sung trực tiếp. Trung bình, mỗi bà mẹ trong thời kỳ mang thai nên ăn tối thiểu 226 gram các loại cá béo, giàu omega – 3 mỗi tuần.

Trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh

DHA giúp giảm nguy cơ sinh non

2.4. Chống viêm hiệu quả

Chất béo nhóm omega – 3 nói chung và DHA nói riêng có tác dụng chống viêm hiệu quả. Hàm lượng chất béo omega – 3 giúp cân bằng lượng chất béo omega – 6 được tạo ra – một trong những tác nhân hình thành các ổ viêm.

Đặc tính chống viêm của DHA có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, đặc biệt là những bệnh liên quan đến tuổi như các bệnh tim mạch hay các bệnh về lợi cũng như các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

2.5. Hỗ trợ phục hồi cơ bắp sau luyện tập thể dục

Gắng sức trong quá trình tập luyện thể dục thể thao có thể dẫn đến viêm và đau nhức các cơ. DHA, đặc biệt nếu được kết hợp với EPA có thể làm giảm đau nhức cơ bắp và hạn chế phạm vi chuyển động sau khi tập thể dục bởi đặc tính chống viêm của nó.

Trong một nghiên cứu trên 27 phụ nữ được bổ sung 3.000 mg DHA mỗi ngày trong một tuần cho thấy tình trạng đau nhức cơ bắp giảm 23% sau khi thực hiện các động tác uốn cong bắp tay. Điều tương tự cũng xảy ra với nam giới khi tình trạng đau nhức cơ bắp giảm 17% so với nhóm giả dược.

2.6. Cải thiện thị lực

Hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh liệu DHA và các chất béo nhóm omega – 3 khác có giúp giảm tình trạng thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác hay không tuy nhiên một điều chắc chắn, DHA có thể cải thiện tình trạng khô mắt và các bệnh về võng mạc do biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Hơn thế nữa, các nghiên cứu gần đây cho thấy DHA có thể làm giảm sự khó chịu của mắt khi phải đeo kính áp tròng và giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.

Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở những người đeo kính áp tròng, 600 mg DHA và 900 mg EPA mỗi ngày giúp cải thiện sự khó chịu của mắt lên 42% - tương tự như những cải thiện được nghiên cứu đối với thuốc nhỏ mắt corticosteroid.

tuổi tác và thị lực

DHA có thể làm giảm sự khó chịu của mắt khi phải đeo kính áp tròng

2.7. Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư

Viêm mạn tính là một trong số những yếu tố cấu thành nên ung thư. Lượng chất béo omega – 3 và đặc biệt là DHA cao có khả năng chống viêm qua đó giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư bao gồm ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụyung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Về mặt tế bào, DHA ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, cải thiện hiệu quả điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị.

2.8. Ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer

Như đã nói, DHA là chất béo nhóm omega – 3 chính trong não bộ, đảm bảo hoạt động chức năng bình thường của não cũng như hệ thống thần kinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh Alzheimer có hàm lượng DHA trong não thấp hơn bình thường.

Tuy nhiên nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc bổ sung DHA và các acid béo nhóm omega – 3 khác mang lại hiệu quả tốt nhất trước khi chức năng não bị suy giảm, điều này có nghĩa DHA chỉ có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer chứ không có khả năng điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

2.9. Giảm huyết áp và hỗ trợ lưu thông máu

DHA hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện chức năng nội mô cũng như khả năng đàn hồi của mạch máu rất tốt. Một đánh giá dựa trên 20 nghiên cứu cho thấy rằng DHA và EPA giúp làm giảm chỉ số huyết áp theo những cách khác nhau. Trong khi DHA làm giảm huyết áp tâm trương trung bình 3,1 mmHg thì EPA giúp giảm chỉ số huyết áp tâm thu 3,8 mmHg.

Việc giảm chỉ số huyết áp cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như đột quỵ.

2.10. Tác dụng với trẻ sơ sinh

DHA đặc biệt cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị lực của trẻ. Các cơ quan này phát triển rất nhanh trong ba tháng cuối của thai kỳ cũng như vài năm đầu đời của bé. Do đó điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai cũng như cho con bú là cần bổ sung đủ hàm lượng DHA, không chỉ cho mẹ mà còn cho cả bé.

Trong một nghiên cứu ở 82 trẻ sơ sinh, nồng độ DHA của các bà mẹ trước khi sinh có liên quan chặt chẽ đến khả năng giải quyết vấn đề của trẻ một tuổi, điều đó cho thấy có mối liên hệ giữa mức độ DHA ở các bà mẹ và khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ.

2.11. Tăng cường sức khỏe sinh sản ở nam giới

Có tới gần 50% trường hợp vô sinh, hiếm muộn liên quan đến sức khỏe nam giới và hàm lượng chất béo nhóm omega – 3 đã được chứng minh có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh trùng.

Trên thực tế, hàm lượng DHA thấp là nguyên nhân phổ biến khiến chất lượng tinh trùng giảm, dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

2.12. Bảo vệ sức khỏe tâm thần

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, có tới 20% người dân Mỹ đang sống chung với chứng trầm cảm nhẹ và 2-7% mắc trầm cảm nặng. Hàm lượng DHA và EPA có liên quan đến vấn đề này.

Trong một nghiên cứu tiến hành trên 22.000 người trưởng thành ở Na Uy tiêu thụ ít nhất 300 – 600 mg DHA và EPA từ cá tuyết đã cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm thấp hơn khoảng 30% so với những người không được bổ sung đủ các acid béo nhóm omega – 3.

Bên cạnh đó, DHA và EPA hỗ trợ serotonin, một chất dẫn truyền xung thần kinh giúp cải thiện tâm trạng. Ngoài ra tác dụng chống viêm của DHA đối với các tế bào thần kinh cũng là nguyên nhân giúp giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm.

DHA là chất béo thuộc nhóm omega – 3 được khuyến khích tiêu thụ từ thực phẩm, thực phẩm bổ sung hoặc cả hai bởi cơ thể chỉ có thể tự sản xuất một phần nhỏ DHA. DHA giúp ngăn ngừa và cải thiện một số bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh Alzheimer, bệnh trầm cảm.... DHA cũng rất cần thiết cho sức khỏe sinh sản nam giới và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Đối với trẻ em, DHA giúp giảm triệu chứng của hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Các nhà khoa học khuyến cáo nên bổ sung khoảng 200 – 500 mg DHA cũng như EPA mỗi ngày từ thực phẩm, thực phẩm bổ sung hoặc cả hai.


Cũ hơn Mới hơn

Gọi Ngay: 0373173388