Tiểu đường ăn gì và không nên ăn gì? Là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân tiểu đường và các thành viên gia đình có người mắc tiểu đường. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc tuân thủ một chế độ ăn hợp lý là quan trọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường. Bạn hoàn toàn có thể sống chung với tiểu đường nếu bạn duy trì một chế độ ăn tốt cho sức khỏe.
1. Lợi ích của chế độ ăn cho người tiểu đường
Nếu bạn bị tiểu đường, chế độ ăn hợp lý có thể giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt, kiểm soát lượng đường máu tốt hơn, duy trì mức độ đường máu hợp lý, duy trì huyết áp hợp lý, duy trì cân nặng hợp lý, ngăn chặn hoặc là làm chậm sự tiến triển của tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng.
Chế độ ăn hợp lý của người tiểu đường khá giống với chế độ ăn khoa học của người bình thường. Bạn cũng không nhất thiết phải chuẩn bị một khẩu phần ăn riêng so với khẩu phần ăn chung của cả gia đình. Vì vậy bạn có thể cảm thấy thoải mái trong khi kết hợp chế độ ăn tốt cho sức khỏe của mình với các thành viên khác trong gia đình.
2. Tiểu đường ăn gì tốt?
Một số siêu thực phẩm cho bệnh tiểu đường
Siêu thực phẩm là một thuật ngữ được nhiều công ty thực phẩm và đồ uống sử dụng như một cách để quảng bá một loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không đưa ra bất kỳ định nghĩa chính thức của cụm từ này. FDA đưa ra các tiêu chuẩn về sức khỏe trên các nhãn thực phẩm để đảm bảo những lời khuyên về sức khỏe được dựa trên các bằng chứng khoa học. Dưới đây là danh sách thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ tốt cho sức khỏe nói chung và cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Đậu
Các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu cúc đều chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như Magiê và Kali. Ngoài ra chúng cũng rất giàu chất xơ.
Đậu không chứa carbohydrate, nhưng 1⁄2 cốc đậu cũng cung cấp nhiều protein như thịt mà không có chất béo bão hòa. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng đậu đóng hộp, nhưng hãy chắc chắn để ráo nước và rửa sạch chúng để loại bỏ lượng muối trong đó càng nhiều càng tốt.
Rau lá xanh đậm
Rau bina, phần lá của cây súp lơ, bắp cải và và cải xoăn là các loại rau có lá màu xanh đậm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, và K, sắt, canxi và Kali. Những thực phẩm này cũng có hàm lượng calo thấp và carbohydrate. Bạn hãy thêm các loại rau lá sẫm màu này vào món salad, súp và món hầm trong thực đơn hàng ngày.
Trái cây họ cam quýt
Bưởi, cam, và chanh hoặc chọn những thứ bạn yêu thích để cung cấp lượng chất xơ, vitamin C, vitamin B và kali hàng ngày.
Khoai lang
Đây là một loại củ có hàm lượng tinh bột cao, chứa nhiều vitamin A và chất xơ. Chúng cũng là một nguồn vitamin C và Kali tốt.
Những loại quả mọng
Một số loại quả mọng như là việt quất, dâu tây hoặc nho. Bạn thích quả nào trong số các loại quả trên? Chúng đều chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin. Các loại quả mọng này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng ngon miệng trong khi cũng cung cấp rất nhiều vitamin C và vitamin K, mangan, Kali và chất xơ.
Cà chua
Cà chua là một nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin E và Kali. Dù bạn thích ăn cà chua với bất cứ hình thức chế biến nào như xay nhuyễn, ăn sống hay nước sốt thì cà chua vẫn giữ nguyên được các tác dụng tốt của nó.
Cá chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao
Chất béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các tổn thương viêm trong cơ thể. Cá có nhiều chất béo tốt cho sức khỏe còn được gọi là "cá béo". Cá hồi là loại cá điển hình trong nhóm này. Các loại cá khác chứa nhiều omega-3 là cá trích, cá mòi, cá thu, cá hồi và cá ngừ. Các loại cá này nên nướng để tránh lượng calo tăng thêm nếu bạn đem cá tẩm bột hoặc chiên. Tiêu chuẩn chăm sóc y tế của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ trong Bệnh tiểu đường 2017 khuyên bạn nên ăn cá (chủ yếu là cá béo) hai lần mỗi tuần cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt là loại ngũ cốc tốt nhất. Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu vitamin và khoáng chất như magie, crom, sắt và vitamin B. Chúng cũng là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Một số ví dụ về ngũ cốc nguyên hạt là yến mạch nguyên chất, hạt diêm mạch, lúa mạch nguyên hạt.
Sữa và sữa chua
Bạn có thể từng nghe nói rằng sữa và sữa chua có thể giúp xương và răng chắc khỏe. Ngoài canxi, nhiều sản phẩm từ sữa và sữa chua cũng là nguồn cung cấp vitamin D. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa vitamin D và sức khỏe. Hãy tìm những sản phẩm sữa chua ít chất béo, ít đường hoặc không đường.
Sử dụng các loại thực phẩm theo mùa
Một vài thực phẩm được gợi ý trên có thể rất khó tìm, phụ thuộc vào mùa và nơi bạn sinh sống. Hãy tìm kiếm những giải pháp như rau, củ, quả theo mùa hoặc cá đông lạnh. Loại thực phẩm mà có thể dễ dàng tìm kiếm quanh năm đó chính là đậu và ngũ cốc nguyên hạt chưa qua bất kỳ chế biến nào.
3. Tiểu đường không nên ăn gì?
Tinh bột
Cơ thể bạn cần tinh bột, tuy nhiên bạn cần lựa chọn tinh bột một cách hợp lý. Nên tránh các loại tinh bột sau
- Các loại ngũ cốc đã qua chế biến, chẳng hạn như gạo trắng hoặc bột gạo trắng
- Ngũ cốc không nguyên hạt hoặc ngũ cốc có thêm nhiều nhiều đường
- Bánh mì làm từ bột mì trắng
- Khoai tây chiên
- Cơm chiên hay các loại bánh làm từ bột mì trắng
Tiểu đường cần tránh một số loại rau sau
Rau tốt cho sức khỏe tuy nhiên cũng cần tránh
- Rau đóng hộp được cho thêm nhiều muối
- Rau đã nấu đã thêm nhiều bơ, pho mát hoặc nước xốt
- Dưa chua, trong trường hợp bạn đang muốn hạn chế lượng muối. Trong trường hợp bạn kiểm soát tốt lượng muối thì bạn có thể ăn dưa chua
- Dưa muối, cà muối, các loại muối. Càng phải hạn chế chúng trong trường hợp bạn bị huyết áp cao.
Tiểu đường cần tránh sử dụng hoa quả theo các cách dưới đây
- Trái cây đóng hộp có bổ sung các loại siro có nhiều đường
- Kẹo dẻo hoa quả
- Mứt, thạch bảo quản trong thời gian dài (trừ khi bạn ăn một lượng rất nhỏ)
- Táo ngọt
- Các loại nước hoa quả có thêm các thành phần chứa nhiều đường như cocktail hoa quả, trà sữa, trà hoa quả cho thêm nhiều đường,...
Việc lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường và tránh các thực phẩm không nên ăn là chìa khóa trong việc kiểm soát tiểu đường. Nếu đường máu không được kiểm soát tốt, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với rất nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thêm một lưu ý là bạn cần ăn một lượng thực phẩm ít hơn so với người bình thường và tăng cường vận động thể lực.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn và cách thích nghi với chế độ ăn của tiểu đường, giúp giảm cảm giác thèm ăn khi mới bắt đầu vào chế độ ăn kiêng. Các chuyên gia dinh dưỡng về tiểu đường có thể có các phương pháp và lời khuyên hữu ích. Nếu bạn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động thể dục thể thao và dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ thì bạn vẫn có thể duy trì một sức khỏe tốt trong cả trường hợp đã mắc tiểu đường.